Xuân này con không về – Trịnh Lâm Ngân

Cập nhật lần cuối: 10/04/2022 09:42

Xuân Này Con Không Về do bộ 3 nhạc sĩ Trần Trịnh, Lâm Đệ, Nhật Ngân (Trịnh Lâm Ngân) sáng tác vào mùa xuân năm 1969, mở đầu cho một loạt những bài hát viết về tâm trạng người lính trong mùa xuân. Những bài được coi là phần tiếp theo của ca khúc này là Xuân Này Con Về Mẹ Ở Đâu, Xuân Nào Con Sẽ Về đều được ra đời ở hải ngoại, nhưng không nổi tiếng bằng.

Bài hát gắn liền với tên tuổi của ca sĩ Duy Khánh đến mức có lúc người ta tưởng ông là tác giả của ca khúc.

Bài hát thường được phát trên sóng phát thanh miền Nam Việt Nam vào dịp đầu xuân cho đến tận năm 1975.

Sau năm 1975, bài hát bị cấm lưu hành, chung số phận với nhiều tác phẩm ca nhạc, văn học phát triển trong chế độ Việt Nam Cộng hòa. Hiện tại, bài hát thường được trình diễn ở các chương trình ca nhạc của người Việt tại hải ngoại hoặc các buổi biểu diễn không chính thức tại Việt Nam.


Đọc thêm:
Hồn trinh nữ – thơ: Nguyễn Bính, nhạc: Trịnh Lâm Ngân


– Bài viết: Xuân này con không về
– Nguồn tin: Wikipedia
– Đường dẫn: https://vi.wikipedia.org/
– Thời gian khai thác: 2022.02.13 20:22 VST


Lời bài hát

Con biết bây giờ mẹ chờ tin con
khi thấy mai đào nở vàng bên nương
năm trước con hẹn đầu xuân sẽ về
nay én bay đầy trước ngõ
mà tin con vẫn xa ngàn xa

Ôi nhớ xuân nào thuở trời yên vui
nghe pháo giao thừa rộn ràng nơi nơi
bên mái tranh nghèo ngồi quanh bếp hồng
trông bánh chưng ngồi chờ sáng
đỏ hây hây những đôi má đào

Nếu con không về chắc mẹ buồn lắm
mái tranh nghèo không người sửa sang
khu vườn thiếu hoa đào mừng xuân
đàn trẻ thơ ngây chờ mong anh trai
sẽ đem về cho tà áo mới
ba ngày xuân đi khoe xóm giềng

Con biết bây giờ mẹ chờ em trông
nhưng nếu con về bạn bè thương mong
bao lứa trai cùng chào xuân chiến trường
không lẽ riêng mình êm ấm
mẹ ơi con xuân này vắng nhà

Mẹ thương con xin đợi ngày mai ..

Cảm ơn Quý Cô Bác, Anh Chị đã ghé thăm Vàng Son! Tư liệu trên Vàng Son được sưu tầm và tổng hợp từ các Quý Báo, Quý Đài trong và ngoài nước. Bằng việc nhấp vào đường dẫn gốc ở mục trích dẫn (nếu có), Quý Cô Bác, Anh Chị có thể xem đầy đủ nội dung bài viết, đồng thời góp phần ủng hộ các phóng viên, biên tập viên - những người đã dày công biên soạn, chắt lọc để đem đến cho chúng ta những nguồn tư liệu tuyệt vời.

Việc đặt quảng cáo/quyên góp giúp Vàng Son có thêm kinh phí duy trì website qua từng năm, rất mong Quý Cô Bác, Anh Chị thông cảm nếu như điều này gây ảnh hưởng đến trải nghiệm trong quá trình sử dụng. Mọi ý kiến đóng góp, phê bình, ... thân mời Quý Cô Bác, Anh Chị để lại bình luận ở mỗi bài đăng hoặc gửi liên hệ thông qua Trang Liên Hệ. Vàng Son xin chân thành cảm ơn!

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận