Cho người vào cuộc chiến – Phan Trần

Cập nhật lần cuối: 05/08/2018 19:59

Cho người vào cuộc chiến là một bài hát thịnh hành ở miền Nam Việt Nam vào đầu thập niên 1970. Bài hát ra đời năm 1971, khi cuộc chiến tại miền Nam đang bước sang giai đoạn khốc liệt – sau Mậu Thân 68 và trước Chiến dịch Xuân-Hè (Mùa Hè Đỏ Lửa) năm 72. Trong khoảng thời gian này, lệnh Tổng động viên được ban hành, kêu gọi thanh niên thi hành nghĩa vụ quân dịch. Những cậu trai 17-18 tuổi, nếu không được hoãn dịch vì lý do gia cảnh, sức khỏe, hoặc học vấn, phải gia nhập quân đội. Hàng ngàn học sinh, sinh viên trong tuổi quân dịch phải bỏ dở việc học hành lên đường làm nghĩa vụ công dân. Biết bao nhiêu chuyện tình trong cuộc chiến phải dở dang vì chàng trai phải đi lính. Những cô gái có người yêu ra đi thường phải chịu cảnh cô đơn trong thời gian xa vắng người yêu, như người chinh phụ chờ chồng đi đánh giặc ngoài biên ải xa xôi trong Chinh phụ ngâm khúc.

Cho người vào cuộc chiến nói lên tâm trạng một cô gái chấp nhận việc cho người yêu cô ‘vào cuộc chiến’ và lời tâm tình của cô dành cho người yêu.

* Nhật Ngân tên thật là Trần Nhật Ngân, Mặc Thế Nhân tên thật là Phan Công Thiệt, hai nhạc sĩ đã dùng họ của mình để ký danh bài này là Phan Trần ..

 

[Hình ảnh] Nhạc sĩ Nhật Ngân | Cho người vào cuộc chiến - Phan Trần
Nhạc sĩ Nhật Ngân

Nhật Ngân (1942-2012), ông được biết đến nhiều qua một số tác phẩm trước 1975 như “Tôi đưa em sang sông” (đồng tác giả Y Vũ), “Xuân này con không về”, “Qua cơn mê”, “Một mai giã từ vũ khí”. Một số bút hiệu khác của ông là Trịnh Lâm Ngân (khi viết chung với Trần Trịnh), Ngân Khánh, Song An ..

 

[Hình ảnh] Nhạc sĩ Mặc Thế Nhân | Cho người vào cuộc chiến - Phan TrầnNhạc sĩ Mặc Thế Nhân

Mặc Thế Nhân sinh năm 1939 ở Gò Vấp, tỉnh Gia Định trong một gia đình tầng lớp trung lưu. Về bút danh Mặc Thế Nhân, ông lý giải có nghĩa là “Góp giọt mực cho đời” chứ không phải theo nghĩa đen như nhiều người nhầm tưởng. Ngoài ra ông còn có bút hiệu khác là Nhã Uyên ..

 

Nguồn tư liệu:
https://www.facebook.com/danlambaovn/ (Dân làm báo VN – Fanpage)
https://vi.wikipedia.org/ (Mặc Thế Nhân – Wikipedia)
https://vi.wikipedia.org/ (Nhật Ngân – Wikipedia)

 

Lời bài hát

Anh bỏ trường xưa, bỏ áo thư sinh
theo tiếng gọi lên đường
anh đi vì đất nước khổ đau
anh đi anh quên thân mình
em vì anh tóc bới chẳng lược cài
thôi điểm trang, má phấn chẳng cần dồi
xa phồn hoa với những chiều dập dìu
cho anh vững lòng anh đi

Đêm rồi lại đêm, một bóng đơn côi
em nhớ người phương trời
tâm tư chẳng biết nói cùng ai
đơn sơ em ghi đôi dòng
mong người đi giữa súng đạn chập chùng
xin hiểu cho giữa cát bụi thị thành
bao giờ em cũng vẫn bền một lòng
thương anh suốt đời anh ơi

Mai kia anh trở về, anh trở về
dẫu rằng dẫu rằng không còn vẹn như xưa
dù anh trở về trên đôi nạng gỗ
dù anh trở về bằng chiếc xe lăn
hoặc anh trở về bằng chiến công đầy
tình em vẫn chẳng đổi thay

Anh giờ ở đâu
đồi núi cao nguyên hay cuối miền sông Hậu
đêm nay ở đó gió lạnh không
sương khuya có giăng giăng đầy
phương này em với những lời nguyện cầu
cho người đi sẽ có ngày trở về
cho tình ta thắm thiết tựa ngày đầu
xin cho chúng mình còn nhau ..

Cảm ơn Quý Cô Bác, Anh Chị đã ghé thăm Vàng Son! Tư liệu trên Vàng Son được sưu tầm và tổng hợp từ các Quý Báo, Quý Đài trong và ngoài nước. Bằng việc nhấp vào đường dẫn gốc ở mục trích dẫn (nếu có), Quý Cô Bác, Anh Chị có thể xem đầy đủ nội dung bài viết, đồng thời góp phần ủng hộ các phóng viên, biên tập viên - những người đã dày công biên soạn, chắt lọc để đem đến cho chúng ta những nguồn tư liệu tuyệt vời.

Việc đặt quảng cáo/quyên góp giúp Vàng Son có thêm kinh phí duy trì website qua từng năm, rất mong Quý Cô Bác, Anh Chị thông cảm nếu như điều này gây ảnh hưởng đến trải nghiệm trong quá trình sử dụng. Mọi ý kiến đóng góp, phê bình, ... thân mời Quý Cô Bác, Anh Chị để lại bình luận ở mỗi bài đăng hoặc gửi liên hệ thông qua Trang Liên Hệ. Vàng Son xin chân thành cảm ơn!

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận