Năm 1964, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lên B’lao (nay là Bảo Lộc) để dạy học, ở trọ trong một căn villa cũ thời Pháp. Khi màn đêm buông xuống, nằm trên căn gác ngó ra chốn núi rừng heo hút, tâm trạng nhạc sĩ gợi lên những suy tư về thời cuộc, về phận đời – phận người, và ông đã ghi lại không gian đó, tâm trạng đó vào trong bài hát mang tên Tiếng Hát Dạ Lan, nghĩa là lời hát đến từ một loài hoa toả hương vào ban đêm. Sau đó bài hát được đổi tên thành Dấu Chân Địa Đàng.
– Bài viết: Dấu Chân Địa Đàng
– Nguồn tin: Thúy Nga – Paris By Night Encyclopedia
– Đường dẫn: https://thuy-nga-paris-by-night.fandom.com/
– Thời gian khai thác: 2023.02.11 19:24 VST
– Lưu trữ: PDF
Đọc thêm:
Huyền thoại mẹ – Trịnh Công Sơn
Lời bài hát
Trời buông gió và mây về ngang bên lưng đèo
mùa xanh lá loài sâu ngủ quên trong tóc chiều
cuộc đời đó nửa đêm tiếng ca lên như than phiền
bàng hoàng lạc gió mấy miền
trùng trùng ngoài khơi nước lên sóng mềm
Ngựa buông vó người đi chùng chân đã bao lần
nửa đêm đó lời ca dạ lan như ngại ngùng
vùng u tối loài sâu hát lên khúc ca cuối cùng
một đời bỏ ngõ đêm hồng
ngoài trời còn dâng nước lên mắt em
Tiếng ca bắt nguồn từ đất khô
từ mưa gió, từ vào trong đá xưa
đến bây giờ mắt đã mù
tóc xanh đen vầng trán thơ
dòng sông đó loài rong yên ngủ sâu
mới hôm nào bão trên đầu
lời ca đau trên cao
Ngàn mây xám chiều nay về đây treo lững lờ
và tiếng hát về ru mình trong giấc ngủ vừa
rồi từ đó loài sâu nửa đêm quên đi ưu phiền
để người về hát đêm hồng
địa đàng còn in dấu chân bước quên ..